Triết học chương 2

              Chương 2: Chủ Nghĩa Duy Vật Biện Chứng

I- VẬT CHẤT VÀ Ý THỨC

1. Vật chất và phương thức tồn tại của vật chất

a) Quan niệm của chủ nghĩa duy tâm và chủ nghĩa duy vật trước C. Mác về phạm trù vật chất

Các nhà triết học duy tâm, cả chủ nghĩa duy tâm khách quan và chủ nghĩa duy tâm chủ quan, từ thời cổ đại đến hiện đại tuy buộc phải thừa nhận sự tồn tại của các sự vật, hiện tượng của thế giới nhưng lại phủ nhận đặc trưng “tự thân tồn tại” của chúng.

Chủ nghĩa duy vật thời cổ đại. Thời cổ đại, đặc biệt là ở Hy Lạp - La Mã, Trung Quốc, Ấn Độ đã xuất hiện chủ nghĩa duy vật với quan niệm chất phác về giới tự nhiên, về vật chất.

b) Cuộc cách mạng trong khoa học tự nhiên cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX và sự phá sản của các quan điểm duy vật siêu hình về vật chất

Tình hình trên đã làm cho nhiều nhà khoa học tự nhiên trượt từ chủ nghĩa duy vật máy móc, siêu hình sang chủ nghĩa tương đối, rồi rơi vào chủ nghĩa duy tâm. V.I. Lênin gọi đó là “chủ nghĩa duy tâm vật lý học” và coi đó là “một bước ngoặt nhất thời”, là “thời kỳ ốm đau ngắn ngủi”, là “chứng bệnh của sự trưởng thành”, là “một vài sản phẩm chết, một vài thứ cặn bã nào đó phải vứt vào sọt rác”. Để khắc phục cuộc khủng hoảng này, V.I. Lênin cho rằng: “Tinh thần duy vật cơ bản của vật lý học, cũng như của tất cả các khoa học tự nhiên hiện đại, sẽ chiến thắng tất cả mọi thứ khủng hoảng, nhưng với điều kiện tất yếu là chủ nghĩa duy vật biện chứng phải thay thế chủ nghĩa duy vật siêu hình”.

c) Quan niệm của triết học Mác - Lênin về vật chất

Thứ nhất, vật chất là thực tại khách quan - cái tồn tại hiện thực bên ngoài ý thức và không lệ thuộc vào ý thức.

Thứ hai, vật chất là cái mà khi tác động vào các giác quan con người thì đem lại cho con người cảm giác.

Thứ ba, vật chất là cái mà ý thức chẳng qua chỉ là sự phản ánh của nó.

d) Phương thức tồn tại của vật chất

* Vận động Sự tồn tại của thế giới vật chất hết sức phong phú và phức tạp. Với tư cách là một khái niệm triết học, vận động theo nghĩa chung nhất là mọi sự biến đổi nói chung.

đ) Tính thống nhất vật chất của thế giới

 * Tồn tại của thế giới là tiền đề cho sự thống nhất của thế giới

* Thế giới thống nhất ở tính vật chất Căn cứ vào đời sống thực tiễn và sự phát triển lâu dài của triết học và khoa học, chủ nghĩa duy vật biện chứng khẳng định bản chất của thế giới là vật chất, thế giới thống nhất ở tính vật chất.

2. Nguồn gốc, bản chất và kết cấu của ý thức

a) Nguồn gốc của ý thức

 * Quan điểm của chủ nghĩa duy tâm

* Quan điểm của chủ nghĩa duy vật siêu hình

* Quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng

b) Bản chất của ý thức

Bản chất của ý thức là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan, là quá trình phản ánh tích cực, sáng tạo hiện thực khách quan của óc người.

c) Kết cấu của ý thức

* Các lớp cấu trúc của ý thức

* Các cấp độ của ý thức

* Vấn đề “trí tuệ nhân tạo”

3. Mối quan hệ giữa vật chất và ý thức

a) Quan điểm của chủ nghĩa duy tâm và chủ nghĩa duy vật siêu hình

Đối với chủ nghĩa duy tâm, ý thức, tinh thần vốn có của con người đã bị trừu tượng hóa, tách khỏi con người hiện thực thành một lực lượng thần bí, tiên thiên.

Chủ nghĩa duy vật siêu hình tuyệt đối hóa yếu tố vật chất, chỉ nhấn mạnh một chiều vai trò của vật chất sinh ra ý thức, quyết định ý thức, phủ nhận tính độc lập tương đối của ý thức, không thấy được tính năng động, sáng tạo

b) Quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng

* Vật chất quyết định ý thức

* Ý thức có tính độc lập tương đối và tác động trở lại vật chất

II- PHÉP BIỆN CHỨNG DUY VẬT

1. Hai loại hình biện chứng và phép biện chứng duy vật

 a) Hai loại hình biện chứng: Thứ nhất, là phạm trù dùng để chỉ những mối liên hệ qua lại lẫn nhau, sự vận động và phát triển của bản thân các sự vật, hiện tượng, quá trình tồn tại độc lập bên ngoài ý thức con người; thứ hai, là phạm trù dùng để chỉ những mối liên hệ và sự vận động, biến đổi của chính quá trình phản ánh hiện thực khách quan vào đầu óc con người.

b) Khái niệm phép biện chứng duy vật: C. Mác, V.I. Lênin định nghĩa: “... phép biện chứng, tức là học thuyết về sự phát triển, dưới hình thức hoàn bị nhất, sâu sắc nhất và không phiến diện, học thuyết về tính tương đối của nhận thức của con người, nhận thức này phản ánh vật chất luôn luôn phát triển không ngừng”.

2. Nội dung của phép biện chứng duy vật

a) Hai nguyên lý của phép biện chứng duy vật

* Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến

- Khái niệm liên hệ: “Mối liên hệ” là một phạm trù triết học dùng để chỉ các mối ràng buộc tương hỗ, quy định và ảnh hưởng lẫn nhau giữa các yếu tố, bộ phận trong một đối tượng hoặc giữa các đối tượng với nhau.

* Nguyên lý về sự phát triển Phát triển là quá trình vận động từ thấp đến cao, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn, từ chất cũ đến chất mới ở trình độ cao hơn. Như vậy, phát triển là vận động nhưng không phải mọi vận động đều là phát triển, mà chỉ vận động nào theo khuynh hướng đi lên thì mới là phát triển.

b) Các cặp phạm trù cơ bản của phép biện chứng duy vật:

* Cái riêng và cái chung: Cái riêng là phạm trù triết học dùng để chỉ một sự vật, hiện tượng nhất định. Cái đơn nhất là phạm trù triết học dùng để chỉ các mặt, các đặc điểm chỉ vốn có ở một sự vật, hiện tượng (một cái riêng) nào đó mà không lặp lại ở sự vật, hiện tượng nào khác. Cái chung là phạm trù triết học dùng để chỉ những mặt, những thuộc tính không những có ở một sự vật, hiện tượng nào đó, mà còn lặp lại trong nhiều sự vật, hiện tượng (nhiều cái riêng) khác.

* Nguyên nhân và kết quả: Nguyên nhân là phạm trù chỉ sự tương tác lẫn nhau giữa các mặt trong một sự vật, hiện tượng hoặc giữa các sự vật, hiện tượng với nhau gây nên những biến đổi nhất định. Kết quả là phạm trù chỉ những biến đổi xuất hiện do sự tương tác giữa các yếu tố mang tính nguyên nhân gây nên.

* Tất nhiên và ngẫu nhiên: Tất nhiên là phạm trù chỉ mối liên hệ bản chất, do nguyên nhân cơ bản bên trong sự vật, hiện tượng quy định và trong điều kiện nhất định phải xảy ra đúng như thế chứ không thể khác. Ngẫu nhiên là phạm trù chỉ mối liên hệ không bản chất, do nguyên nhân, hoàn cảnh bên ngoài quy định nên có thể xuất hiện, có thể không xuất hiện; có thể xuất hiện thế này hoặc có thể xuất hiện thế khác.

* Nội dung và hình thức: Nội dung là phạm trù chỉ tổng thể tất cả các mặt, yếu tố tạo nên sự vật, hiện tượng. Hình thức là phạm trù chỉ phương thức tồn tại, biểu hiện và phát triển của sự vật, hiện tượng ấy; là hệ thống các mối liên hệ tương đối bền vững giữa các yếu tố cấu thành nội dung của sự vật, hiện tượng và không chỉ là cái biểu hiện ra bên ngoài, mà còn là cái thể hiện cấu trúc bên trong của sự vật, hiện tượng.

* Bản chất và hiện tượng: Bản chất là phạm trù chỉ tổng thể các mối liên hệ khách quan, tất nhiên, tương đối ổn định bên trong, quy định sự vận động, phát triển của đối tượng và thể hiện mình qua các hiện tượng tương ứng của đối tượng. Hiện tượng là phạm trù chỉ những biểu hiện của các mặt, mối liên hệ tất nhiên tương đối ổn định ở bên ngoài; là mặt dễ biến đổi hơn và là hình thức thể hiện của bản chất đối tượng.

* Khả năng và hiện thực: Một cách đơn giản hơn, khả năng là cái hiện chưa xảy ra, nhưng nhất định sẽ xảy ra khi có điều kiện thích hợp. Hiện thực là cái đang có, đang tồn tại, gồm tất cả các sự vật, hiện tượng vật chất đang tồn tại khách quan trong thực tế và các hiện tượng chủ quan đang tồn tại trong ý thức, là sự thống nhất biện chứng của bản chất và các hiện tượng thể hiện bản chất đó.

c) Các quy luật cơ bản của phép biện chứng duy vật Quy luật là mối liên hệ phổ biến, khách quan, bản chất, bền vững, tất yếu giữa các đối tượng và nhất định tác động khi có các điều kiện phù hợp. “Quy luật khách quan” vốn thuộc biện chứng của sự tồn tại khách quan khác với “quy luật khoa học” vốn là sự khái quát những liên hệ và quy luật khách quan được trình bày trong các lý thuyết khoa học bằng những phán đoán phổ biến.

III- LÝ LUẬN NHẬN THỨC

1. Quan niệm về nhận thức trong lịch sử triết học

 * Khái niệm lý luận nhận thức

* Quan điểm của chủ nghĩa duy tâm về nhận thức

* Quan điểm của chủ nghĩa hoài nghi

* Quan điểm của chủ nghĩa duy vật trước C. Mác

* Các nguyên tắc xây dựng lý luận nhận thức của chủ nghĩa duy vật biện chứng

2. Lý luận nhận thức duy vật biện chứng

a) Nguồn gốc, bản chất của nhận thức: Nhận thức là quá trình tác động biện chứng giữa chủ thể và khách thể thông qua hoạt động thực tiễn của con người.

b) Thực tiễn và vai trò của thực tiễn đối với nhận thức

* Phạm trù thực tiễn

* Vai trò của thực tiễn đối với nhận thức

- Thực tiễn là cơ sở, động lực của nhận thức

- Thực tiễn là mục đích của nhận thức

- Thực tiễn là tiêu chuẩn của chân lý

*Đánh Giá: sau khi học xong thì chúng ta nắm được các nguyên lý, quy luật, phạm trù cơ bản của triết học Mac Lenin.

- Trên cơ sở đó vận dụng để nhận biết các hiện tượng, quá trình xảy ra trong hiện thực cũng như trong thực tiễn.

 

 

 

 

 

Đăng nhận xét

0 Nhận xét